Trong bối cảnh xu hướng màn hình tràn viền đang phát triển mạnh mẽ, không thể trang bị cảm biến vân tay ở mặt trước thì giải pháp đưa cảm biến vân tay vào trong màn hình được cho là giải pháp tốt. Cảm biến vân tay trong màn hình được coi như một phép thuật thời hiện đại. Chỉ cần bạn đặt ngón tay đã vào màn hình, cảm biến sẽ đọc dấu vân tay của bạn, nếu trùng khớp nó sẽ mở khóa ngay lập tức. Nhưng điều gì thú vị đằng sau công nghệ nhúng cảm biến vân tay “tàng hình” này? Để hiểu rõ hơn về công nghệ cảm biến này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.
Mục lục
Vài nét về cảm biến vân tay trong màn hình
Đúng như tên gọi của nó thì cảm biến vân tay dưới màn hình là cụm cảm biến vân tay được đặt bên dưới lớp màn hình hiển thị. Có thể nhận diện vân tay của người dùng mà không ảnh hưởng tới khả năng hiển thị màn hình. Cụ thể, khi cảm biến phát hiện ngón tay, màn hình smartphone sẽ chiếu sáng (hoặc phát ra sóng siêu âm) vào ngón tay. Cùng với đó cảm biến sẽ quét vân tay trên ngón đó. Tiếp theo, một bộ phận so sánh dữ liệu hình ảnh sẽ xác nhận hình ảnh quét được. Nếu trùng khớp với dữ liệu thì sẽ mở khoá màn hình cho bạn. Cảm biến này có thể được đặt ở bất kỳ vị trí nào trên màn hình.
Quy trình mở khóa vân tay trên màn hình
Nhìn chung, quy trình quét vân tay của các loại hình cảm biến là tương tự. Dù đó là cảm biến vân tay vật lý hay cảm biến vân tay nhúng dưới màn hình. Thông thường, một phần cụ thể trên màn hình sẽ được tích hợp cảm biến quét vân tay ẩn ở phía dưới, khi bạn đặt ngón tay lên vùng đó nó sẽ chụp nhanh mẫu ngón vân tay của bạn bằng một cảm biến riêng và so sánh với dữ liệu sinh trắc học đã lưu trước đó. Nếu trùng khớp nó sẽ mở màn hình ngay lập tức.
Một trong những vấn đề lớn nhất của cảm biến vân tay trong màn hình là vùng quét tương đối nhỏ. Nó thường chiếm một phần nhỏ phía dưới của màn hình. Các nhà sản xuất điện thoại thường sử dụng một hình ảnh để gợi ý vị trí cho bạn đặt ngón tay lên. Nó thường xuất hiện khi bạn giơ tay lên màn hình khóa. Tùy thuộc thế hệ, công nghệ và phần mềm mà quá trình quét vân tay có thể diễn ra nhanh hoặc chậm.
Cảm biến vân tay trong màn hình có bao nhiêu loại
Hiện nay thì có 2 loại cảm biến vân tay trong màn hình phổ biến:
- Cảm biến vân tay dạng quang học. Công nghệ này sử dụng ánh sáng để chụp lại vân tay.
- Cảm biến vân tay dạng siêu âm. Công nghệ nàysử dụng sóng siêu âm phát ra để ghi nhận dấu vân tay.
Ưu và nhược điểm của cảm biến vân tay trong màn hình
Ưu điểm
Như đã nói ở trên thì việc trang bị cảm biến vân tay bên trong màn hình sẽ cho các nhà sản xuất có thể đem lại một trải nghiệm màn hình thực thụ thay vì phải hi sinh một bộ phận nào đó cho cảm biến vân tay. Cảm biến vân tay dưới màn hình có thể được tích hợp ở bất cứ đâu trên màn hình. Chín vì vậy vì bạn sẽ không bị cố định vị trí đặt cảm biến.
Nhược điểm
- Mặc dù công nghệ cảm biến vân tay trong màn hình đang phát triển rất nhanh nhưng tốc độ nhận diện vẫn chưa thể sánh ngang với cảm biến vân tay truyền thống.
- Cảm biến vân tay dưới màn hình chỉ có thể được tích hợp trên màn hình OLED. Vì thế chi phí cũng sẽ tăng cao. Nên hiện tại mới chỉ có những chiếc smartphone cao cấp. Hoặc cận cao cấp mới được trang bị công nghệ này.
- Việc sử dụng cảm biến vân tay dưới màn hình khiến người dùng phải cân nhắc khi dán các miếng dán màn hình. Vì có thể một số loại miếng dán sẽ không tương thích với công nghệ này.
Smartphone nào được trang bị cảm biến vân tay trong màn hình?
Cảm biến vân tay quang học: Có thể kể đến như Vivo V11, Xiaomi Mi 9 hay Samsung Galaxy A50…
Cảm biến vân tay siêu âm: Công nghệ này lần đầu xuất hiện trên bộ đôi Samsung Galaxy S10 và S10+ tới từ Samsung.
Hi vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn cái nhìn khái quát về công nghệ cảm biến vân tay trong màn hình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi