Đối với những người quan tâm đến lĩnh vực công nghệ điện thoại, cảm biến vân tay không còn là một thuật ngữ xa lạ. Công nghệ này dần trở nên phổ biến trên nhiều mẫu smartphone và máy tính bảng giá rẻ từ chỗ chỉ có trên các sản phẩm cao cấp. Cụ thể, Motorola Mobile Atrix 4G được coi là chiếc điện thoại Android đầu tiên tích hợp cảm biến vân tay vào năm 2011, nhưng phải đến khi Apple trang bị cho iPhone 5S tính năng cảm biến vân tay (Touch ID) thì công nghệ này mới thu hút được sự chú ý của người dùng. Với nhiều ưu điểm của mình, cảm biến vân tay được dự đoán sẽ còn phát triển hơn nữa trong vài năm tới. Theo dõi bài viết sau để biết thêm chi tiết về công nghệ cảm biến vân tay nhé.
Mục lục
Vài nét về cảm biến vân tay
Cảm biến vân tay – công nghệ nhận dạng vân tay hoạt động theo nguyên tắc. Khi đặt ngón tay lên trên một thiết bị đọc dấu vân tay, thiết bị này sẽ quét hình ảnh ngón tay đó và đưa vào hệ thống. Hệ thống sẽ xử lý dấu vân tay, chuyển sang dạng dữ liệu số rồi đối chiếu các đặc điểm của vân tay đó với dữ liệu đã được lưu trữ trong hệ thống. Nếu dấu vân tay này khớp với dữ liệu hệ thống thì các chức năng tiếp theo sẽ được thực hiện.
Apple đã tích hợp công nghệ này trên nút Home của hãng gọi là công nghệ Touch ID. Thay vì phải nhập mật khẩu cho thao tác mở khoá máy hay ứng dụng. Giờ đây chỉ cần một cú chạm nhẹ là bạn đã có thể nhanh chóng mở máy. Phím Home được thiết kế với mặt đá Sapphire. Nó vừa giúp bảo vệ, lại vừa là thấu kính hỗ trợ cảm biến “chụp” lại hình ảnh vân tay trên đầu ngón tay. Phần viền kim loại xung quanh phím Home là bộ phận cho phép nhận biết xem ngón tay người sử dụng đã đặt vào vị trí để khởi động máy quét.
Tương tự chức năng của Touch ID. Các thương hiệu khác như điện thoại Samsung hay OPPO, Nokia,… Cũng phát triển công nghệ riêng cho mình trên các thiết bị. Từ cao cấp mới nhất cho đến dòng bình dân của hãng. Chỉ cần chạm nhẹ là hệ thống sẽ nhận diện vân tay của bạn và mở máy nhanh chóng.
Công nghệ này có ưu, nhược điểm gì?
Ưu điểm của cảm biến vân tay
- Mở khoá thiết bị hoặc ứng dụng nhanh chóng chỉ với một cú chạm hoặc vuốt nhẹ
- Tính xác thực cao vì vân tay mỗi người là duy nhất
- Hệ thống cho phép nhận dạng nhiều dấu vân tay khác nhau. Do đó, bạn hoàn toàn có thể sử dụng thiết bị khi một hay nhiều ngón tay bị thương.
- Hệ thống sẽ cho nhận dạng nhiều ngón tay khác nhau. Công nghệ cảm biến điện dung sẽ đảm bảo việc ảnh vân tay phải được chụp từ một ngón tay “còn sống” (không bị cắt rời).
Nhược điểm của cảm biến vân tay
- Cảm biến vân tay chỉ là một hệ thống xác thực. Chứ không đóng vai trò bảo vệ dữ liệu trên điện thoại người dùng. Bảo mật vân tay sẽ không phát huy hiệu quả khi chính bạn đang ở trong tình trạng “vô thức”. Nghĩa là trong lúc bạn ngủ hay say rượu… Thì người khác có thể sử dụng chính ngón tay của bạn để mở khóa khá dễ dàng.
- Trong trường hợp vân tay bị biến dạng vì một nguyên nhân nào đó. Do tai nạn hoặc dính hóa chất, người dùng sẽ không thể sử dụng cảm biến vân tay để mở khóa thiết bị. Do vậy, hiện nay vẫn chưa có cảm biến vân tay vẫn chỉ được sử dụng như một giải pháp bảo mật bổ sung. Chứ chưa thể thay thế hoàn toàn cho các loại mật khẩu truyền thống trên smartphone hay tablet.
Nhìn chung, hiện nay công nghệ cảm biến vân tay đã dần trở thành một tiêu chí cho các dòng sản phẩm cao cấp đến giá rẻ. Bởi tính tiện dụng mà nó mang lại. Trên đây là những thông tin cơ bản nhất liên quan đến cảm biến vân tay trên smartphone. Với nó bạn có thể hiểu được cảm biến vân tay là gì và những vấn đề liên quan. Hy vọng, bài viết này của chúng tôi thực sự hữu ích đối với bạn.