Kim tự tháp là biểu tượng, là thương hiệu của Ai Cập bởi khi người ta muốn đi tham quan kim tự tháp thì đa số đều nghĩ đến Ai Cập. Nhưng thật ra kim tự tháp không chỉ xuất hiện tại Ai Cập mà nó còn xuất hiện nhiều nơi trên thế giới như kim tự tháp Setius tại Ý, kim tự tháp Itza ở Mexico, kim tự tháp Kohl tại Campuchia,… Ngoài ra, còn có một kim tự tháp mới được tìm thấy tại Di chỉ Văn hóa Hồng Sơn, Trung Quốc. Kim tự tháp này khá đặc biệt vì nó gắn với một truyền thuyết nổi tiếng ở Trung Quốc. Hãy cùng Xezbo khám phá về kim tự tháp mới được phát hiện này nhé!

Sơ lược về văn hóa Hồng Sơn

ngọc cổ văn hóa Hồng Sơn

Văn hóa Hồng Sơn có nguồn gốc từ Nội Mông. Là một trong những “cái nôi” của nền văn minh Trung Quốc cách đây khoảng 6000 năm. Nó được phát hiện vào năm 1921. Nền văn hóa Hồng Sơn có trình độ thủ công điêu khắc ngọc bích phát triển. Văn hóa Hồng Sơn được đặt theo tên của Hồng Sơn Hậu. Một di chỉ thuộc khu Hồng Sơn của Xích Phong. Di chỉ Hồng Sơn Hậu được nhà khảo cổ học người Nhật Torii Ryūzō phát hiện vào năm 1908. Và được khai quật quy mô vào năm 1935 bởi Kōsaku Hamada và Mizuno Seiichi.

Các đồ tùy táng của nền văn hóa Hồng Sơn bao gồm một vài trong số những mẫu chế tác ngọc thạch sớm nhất được biết đến. Văn hóa Hồng Sơn được biết đến với tượng rồng hình C. Tượng người ngoài hành tinh. Tượng các con giống: các bản ghi lại quá trình tổng hợp DNA, tượng người: đàn ông và phụ nữ qua các thời kỳ. Chất liệu làm tượng rất phong phú nhưng chủ yếu làm từ các loại ngọc, thiên thạch…. Đặc biệt, đồ đồng và hợp kim đồng với thiên thạch đã xuất hiện. Công cụ,kỹ thuật để tạo tác những đồ vật này vẫn còn là một bí ẩn cho đến ngày nay.

Cũng như văn hóa Ngưỡng Thiều, các di chỉ thuộc văn hóa Hồng Sơn cung cấp các bằng chứng cổ xưa nhất về phong thủy. Sự hiện diện của cả hình tròn và vuông tại các trung tâm nghi lễ của văn hóa Hồng Sơn cho thấy sự hiện diện ban đầu của thuyết vũ trụ “trời tròn đất vuông”. Phong thủy ban đầu dựa trên thiên văn học để tìm ra mối quan hệ giữa con người và vũ trụ.

Phát hiện kim tự tháp tại Di chỉ Văn hóa Hồng Sơn, Trung Quốc

Mới đây, tại Di chỉ Văn hóa Hồng Sơn người ta phát hiện một công trình kim tự tháp kỳ lạ, khiến giới khảo cổ học quốc tế ngạc nhiên. Tại sao kim tự tháp lại có mặt ở Trung Quốc?

Cấu trúc của kim tự tháp

Cấu trúc của kim tự tháp

Bề ngoài, nó là một ngọn núi đất. Nhưng sau khi khai quật người ta phát hiện ra đây là công trình do con người xây dựng. Nếu chỉ tính riêng phần trên mặt đất, đường kính của nó ước tính gần 40 mét và chiều cao là 16 mét. Núi đất này được bao bọc bởi hai vòng đá tảng. Đường kính của vòng đá bên ngoài khoảng 100 mét. Đường kính của vòng tròn đá bên trong là 60 mét.

Phía trên của công trình là một đỉnh hình nón, bao gồm 3 vòng tròn đá. Khoảng cách giữa mỗi vòng tròn là 10 mét và chiều cao của các viên đá là 1 mét. Trên đỉnh núi đất, giữa các vòng đá, có hơn 30 ụ đá xếp chồng lên nhau. Về bố cục và hình dáng, nó rất giống các kim tự tháp của Ai Cập. Nên còn được gọi là kim tự tháp của Trung Quốc.

Mục đích xây dựng của kim tự tháp

Có quan điểm cho rằng đây là địa điểm luyện đồng. Lý do rất đơn giản. Khi mới phát hiện, trên đỉnh núi người ta đã tìm thấy 1.500 chiếc ấm chén bằng đồng đỏ. Để bảo vệ lò luyện đồng, người ta đã chôn tất cả đồ dùng và dùng đất lấp kín. Tuy nhiên, quan điểm khác lại cho rằng nếu đơn thuần chỉ là để luyện đồng. Thì không cần tốn nhiều công sức để tạo ra một công trình lớn như vậy. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng nó phải có những công dụng khác.

Có người cho rằng đây là cổ mộ của hoàng gia. Nhưng quy mô lăng mộ sẽ không nhỏ như vậy. Đồng thời cũng không có ai luyện đồng trên mộ. Một số khác nhận định đó là bàn thờ cúng trời đất. Sau đó, chuyên gia cuối cùng đã tìm ra manh mối. Cách đó 1 km, có một đền thờ với bức tượng nữ thần có kích thước như người thật. Dựa vào những đặc điểm của tượng và những ghi chép trong sách. Mọi người tin rằng đây chính là Nữ Oa trong truyền thuyết. Nói cách khác, đây là nơi thờ Nữ Oa tại Di chỉ Văn hóa Hồng Sơn. Những chiếc chén nung đồng có nét tương đồng với truyền thuyết Nữ Oa luyện đá vá trời trong truyện cổ tích.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *